Bill Gates đã từng nói : “Sinh ra trong nghèo khó không phải lỗi của bạn, nhưng chết trong nghèo khó thì đó hoàn toàn là lỗi của bạn”. Thành công cùng sự giàu có luôn chờ đợi những người biết cố gắng, phấn đấu, để giàu, trước hết có lẽ bạn cần học cách suy nghĩ và hành động như một người giàu có đã.

Người nghèo đa nghi trong khi người giàu dễ dãi
Người nghèo thường có suy nghĩ rằng tất cả mọi người trên thế gian này đều đang muốn ăn tươi nuốt sống… tiền của họ. Sinh sống dài trong điều kiện khó khăn và thiếu thốn khiến họ luôn nghi ngờ mọi thứ xung quanh, tự đặt cho mình những giới hạn về niềm tin đồng thời tìm mọi cách bảo vệ tài sản của mình.

Trái ngược hoàn toàn, người giàu lại khá dễ dãi, họ để cửa nhà mở, dễ tin người khác đặc biệt thường xuyên cho người khác cơ hội để thể hiện chính mình.


Người giàu tìm thành công, người nghèo tìm lầm lỗi
Người giàu hiểu rằng mọi chuyện xảy ra đều có lý do của nó, thay vì phó mặc cho cuộc sống như một chiếc bè trôi trên sông, họ chọn cách đứng lên và cầm lái con thuyền mang tên cuộc sống. Họ tự đưa ra mục tiêu, thực hiện, bỏ qua những sai lầm phạm phải, họ tập trung vào những gì giúp họ cải thiện cuộc sống, những gì họ cần làm.

Trong khi đó người nghèo luôn tìm tới những rắc rối, giải quyết rắc rối thay vì vấn đề ban đầu họ quan tâm. Họ chọn con đường dài, làm việc, gặp rắc rối, tìm cách giải quyết rắc rối chứ không chấp nhận thay đổi hoàn toàn, xây dựng lại để có kết quả tốt hơn. Chính vì lý do đó, người nghèo luôn tìm cách đổ lỗi cho những yếu tố bên ngoài, họ cho rằng họ không có tội mà hoàn cảnh đã đẩy họ vào tình thế bĩ cực không hồi kết.

9 Nguyên Nhân Khiến Người Giàu Càng Giàu, Người Nghèo Vẫn Nghèo

Người nghèo thích bàn lùi trong khi người giàu luôn thắc mắc
Khi gặp một vấn đề nào đó có tỷ lệ thành công không cao, người nghèo luôn tìm cách trốn tránh vấn đề. Giả sử họ muốn gặp một người thật nổi tiếng, họ sẽ cho rằng mình không làm được và đưa lý do tương tự như “họ sẽ chẳng gặp mình đâu”, “họ chẳng có thời gian nói chuyện với mình đâu”… người nghèo tự ti về khả năng của mình và không dám thử, trong khi đó…

Người giàu luôn đặt câu hỏi, họ đưa ra mọi tình huống có thể xảy ra và đưa mình vào tình huống đó. Thay vì thắc mắc làm được việc bằng cách nào thì họ tự hỏi mình những câu hỏi liên quan mà sẽ mang lại lợi ích cho chính họ.

Người nghèo nói họ, người giàu nói chúng ta
Chỉ là một đại từ nhân xưng, thế nhưng hàm ý của “họ” và “chúng ta” lại khác biệt nhau hoàn toàn. Cụm từ “chúng ta” mang tới cảm giác sở hữu, thống trị cho người nghe và khích lệ tinh thần tập thể trong khi “họ” mang ý nghĩa xa cách và không đem lại cảm giác sở hữu, chắc chắn cho người nghe.

Người giàu luôn sử dụng “chúng ta” vì họ muốn khẳng định sự sở hữu trong khi đó người nghèo sử dụng “họ” để có thể đổ lỗi nếu xảy ra vấn đề cũng như an toàn hơn trong nhiều trường hợp khác nhau.

Người giàu quan trọng chất lượng, người nghèo quan trọng chi phí
“Cái nào rẻ nhất ở đây?”, “Giá cái này là bao nhiêu?”… là những câu thường gặp được nói bởi những người có chi phí không cao. Người nghèo thường có xu hướng bỏ qua chất lượng và ưu tiên giá thành. Cùng là một sản phẩm nhưng nếu nó có mức giá rẻ, nó sẽ chiếm được cảm tình của người nghèo.

Trái ngược lại, người giàu sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn cùng công sức thêm để mua được sản phẩm tốt. Người giàu coi trọng chất lượng và giá trị sử dụng của sản phẩm nên họ cần những mặt hàng tốt chứ không phải mức giá phải chăng.

Tiền của người nghèo và thời gian của người giàu
Tiền và thời gian, đâu là thứ quan trọng hơn với bạn? Nếu bạn trả lời là tiền, xin chúc mừng vì bạn cần cố gắng trở thành người giàu, những người giàu thật sự sẽ coi trọng thời gian hơn bất kì loại tiền bạc nào trên thế gian này.

Người nghèo hay “kì kèo”, họ sẵn sàng bỏ thời gian dài đàm phán một công việc ngắn chỉ để có thêm khoản chi phí nhỏ nhưng họ không nhận ra rằng tiền bạc mất đi có thể kiếm lại được, thời gian một khi đã qua sẽ mãi mãi biến mất. Đối với người giàu, thời gian là đơn vị tài sản giá trị nhất, họ sẵn sàng từ bỏ tiền bạc để có được những phút giây thoải mái bên gia đình, bạn bè và tất nhiên họ không phung phí thời gian với những việc không có ích.

9 Nguyên Nhân Khiến Người Giàu Càng Giàu, Người Nghèo Vẫn Nghèo

Người nghèo thích đấu đá, người giàu thích kiến tạo
Khi người giàu muốn có một thứ gì đó, thay vì đấu tranh với những người khác, họ sẽ tự tạo ra nó. Cũng giống với việc bạn mở một công ty sản xuất camera chỉ để thoả mãn thú vui, họ biến sở thích của mình trở thành mặt hàng kinh doanh, vừa kiếm lời và vừa giúp thoả mãn bản thân.

Trong khi đó mỗi khi thấy cơ hội, người nghèo sẽ tìm đủ mọi cách để chiếm hữu được cơ hội này cho bản thân. Họ hiếm khi nghĩ tới việc mình tự tạo ra cơ hội hoặc nếu có họ cũng sẽ nhanh chóng bàn lùi vì quá tự ti về bản thân. Họ thường tạo cho mình suy nghĩ rằng những thứ đến với họ là tuyệt vời nhất rồi nên có cố gắng cũng chẳng giúp ích thêm được gì.

Người nghèo hay phàn nàn, người giàu muốn tận hưởng
Thay vì nhìn mọi việc theo hướng tích cực, đổi mới để phù hợp thì người nghèo tự áp đặt mọi thứ theo cách tiêu cực. Họ phỏng vấn vào một công ty sau đó thất bại, họ cho rằng công ty này đã sai lầm khi không tuyển dụng mình thay vì nhận ra rằng họ chưa có đủ các yếu tố cần thiết cho công việc đó. Mỗi khi có vấn đề xảy ra, người nghèo sẽ đưa ra cả tá lý do vì sao vấn đề này sai nhưng không thể kể được vấn đề kia có thể đem lại lợi ích nào.

Trong khi đó, người giàu biết rằng có thể mình không giàu cả đời này được, tiền tiêu mãi cũng có lúc phải hết. Chính vì thế họ coi trọng tất cả mọi thứ đến với mình như những món quà, những kinh nghiệm đồng thời tìm hiểu khả năng để biến vấn đề lớn thành mỏ kiếm tiền.

Người giàu có thư viện lớn, người nghèo có TV màn hình rộng
Đa phần người giàu đều được giáo dục cẩn thận và họ coi trọng giá trị của sách vở, nếu đến một căn nhà có tủ sách cực lớn và TV cực nhỏ, bạn sẽ biết rằng đó là một gia đình giàu có. Người giàu không ngừng tích luỹ thêm kiến thức vì với họ kiến thức chính là chìa khoá cho thành công. Người giàu không quan tâm tới những phương tiện giải trí thông thường mà họ nghiên cứu để tìm hiểu bản thân, hoàn thiện chính mình.

Còn đối với người nghèo, họ tìm mọi cách để giải trí sau những giờ phút căng thẳng trong công việc, suy nghĩ tiêu cực khiến họ dành toàn bộ thời gian rảnh cho việc giải trí. Thêm vào đó, đã nghèo còn thích “bánh bèo”, người nghèo có sở thích khoe khoang vì họ không muốn cho người khác biết mình nghèo, chính vì thế họ chọn những chiếc TV màn hình rộng đắt tiền thay cho một tủ sách đầy ắp.

9 Nguyên Nhân Khiến Người Giàu Càng Giàu, Người Nghèo Vẫn Nghèo

Còn bạn thì sao ? Bạn đang suy nghĩ theo lối người giàu hay người nghèo ? Hãy tự chọn cho mình con đường trong tương lai, không phải lúc nào giàu có cũng là tối ưu, là hoàn hảo, đôi khi nghèo một chút nhưng thanh thản trong tâm hồn lại là thứ mà nhiều người giàu có theo đuổi.

Theo Business Insider