Trước hết, chúng ta cần xác định denim và jean là 2 loại vật liệu khác nhau hoàn toàn. Jean là một loại vải bông thô ra đời ở Genoa, Italy. Loại vải này khá phổ biến và được nhập khẩu vào Anh với một số lượng lớn vào thế kỉ XVI. Vào khoãng thời gian này, jean được sản xuất ở Lancashire. Vào thế kỉ XVIII, vải jean được làm hoàn toàn từ cotton và được sử dụng để may quần áo, đặc biệt bởi sự bền bĩ cho dù đã qua nhiều lần giặt. Sự phổ biến của denim cũng đang đi lên vào thời điểm này, Denim bền và đắt tiền hơn jean. Hai loại vật liệu khá giống nhau, nhưng có một điểm khác biệt lớn nhất là: denim được dệt từ 1 sợi màu và 1 sợi trắng, còn jean được dệt từ 2 sợi cùng màu. Denim theo truyền thống mang màu xanh nhuộm từ chàm (indigo) rất đặc trưng. Và ngày nay, màu xanh chàm cũng là màu sắc phổ biến nhất đối với quần jeans, và cũng như được rất nhiều người ưa chuộng.
Nói về cái tên denim. Nhiều nguồn tư liệu viết rằng denim là một cách đọc sai của từ tiếng Pháp “serge de Nimes”, một loại vải serge đến từ thị trấn Nimes của Pháp. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đặt câu hỏi với sự giải thích này. Loại chất liệu mang tên “serge de Nimes” được biết đến ở Pháp vào trước thế kỉ XVII. Cũng vào thời gian đó, có 1 loại vật liệu khác ở Pháp mang tên “nim”. Cả hai loại vật liệu này đều được làm 1 phần từ len. Serge de Nimes cũng được biết đến ở Anh vào trước thế kỉ XVII. Một câu hỏi khác được đặt ra: loại vật liệu này được nhập khẩu từ Pháp hay là một vật liệu của Anh nhưng được đặt cùng tên? Theo một nhà nghiên cứu, vật liệu được đặt tên theo một vị trí địa lý nào đó thì thường được sản xuất ra ở một nơi khác; cái tên được sử dụng chỉ nhằm làm tăng nét đặc biệt cho vật liệu khi được bày bán. Vì vậy, có khả năng “serge de Nimes” được mua ở Anh cũng được sản xuất ở Anh, chứ không phải ở Nimes, Pháp. Câu hỏi vẫn còn đó, tại sao từ “denim” lại được nhiều người nghĩ rằng có nguồn gốc từ “serge de Nimes”. Serge de Nimes được làm từ lụa và len, trong khi denim thì hoàn toàn làm bằng cotton. Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ có được câu trả lời.
Có ý kiến cho rằng Trong lịch sử hình thành quần jean, LEVI có mua một loại vải chéo mềm hơn loại vải bạt Canvas nguyên thủy nhưng có độ bền tương tự. Loại vải này có nguồn gốc từ Nimes, một thành phố ở Pháp, còn được gọi là “Serge de Nimes”.Những người thợ mỏ thích loại vải này hơn và họ gọi nó là “denim” (từ de Nimes)
Không hào nhoáng xa hoa như những loại vật liệu da đắt tiền, denim mang đến sự mộc mạc, sự cổ điển, sự chân thật và hơn hết bởi chính lịch sử của nó. Một loại vật liệu có thật và rất quen thuộc, nhưng lại rất mơ hồ khi nói đến nguồn gốc ra đời. Một loại vật liệu vượt thời gian.
Quần Áo vải Denim
Denim là một loại vải dệt đôi với bề mặt khá thô. Từ thế kỷ XVII đến nay, vải Denim đã được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như may bọc cho ghế, màn cửa, vải bạt và cả trang phục. Denim được coi là chất vải dành cho người lao động và biểu hiện của sự phá cách, bền bỉ và mạnh mẽ. Cánh buồm của con thuyền huyền thoại mà Columbus đã đi cũng làm từ vải Denim và nó đã không còn xa lạ khi hóa thân vào những chiếc quần jeans được ưa chuộng qua vài thế kỷ nay.
Denim theo truyền thống mang màu xanh nhuộm từ chàm và mang màu xanh đặc trưng của jeans.Thường những loại quần jean nổi tiếng và có chất lượng tốt mới sử dụng loại vải này như của Levi’s, Hilfiger, Adidas… Còn những loại quần jeans thông thường khác thường làm bằng chất liệu cotton jeans.
Drydenim
“Drydenim” thường được nhuộm màu xanh đậm, không wash và màu của nó sẽ nhạt dần đi sau một thời gian. Điều này khiến những người yêu thích chúng cảm thấy thích chất vải cứng và tự nhiên của denim nhưng đi cùng là nhiều người không thích giặt chúng vì sợ làm bạc màu và mất dáng quần.
Selvage denim
“Selvage denim” còn được gọi là biên vải denim, chúng là những cạnh tự nhiên của một cuộn vải denim. Những phần biên này còn một sọc trắng không dính màu nhuộm và thường được đặt dọc theo đường may thân quần. Phần cạnh này được dệt theo kỹ thuật cũ giúp mép vải hoàn toàn liên kết nhau mà không cần phải khâu lại. Loại vải này được nhuộm bằng màu chàm tổng hợp và nhúng nhiều lớp màu nên có màu xanh đậm.
Màu xanh denim – phong cách denim
Vải denim cũng có nhiều màu do hai kỹ thuật nhuộm khác nhau. Một bên là vải màu xanh truyền thống và các sắc xanh dương. Một loại khác là jeans màu với nhiều màu sắc như đen, hồng, xám, gi, xanh lá, đỏ.
Khi vải denim ra đời đã tạo ra một khái niệm mới trong thế giới thời trang chính là màu xanh denim. Xanh denim chính là màu xanh biển của quần jeans truyền thống vì chất liệu denim đã gắn liền với quần jeans từ khi ra đời.
Và sau đó là phong cách denim với hàng loạt trang phục và phụ kiện được làm từ chất liệu denim mang phong cách mạnh mẽ nhưng thoải mái đã thu hút được sự quan tâm của giới trẻ và những người yêu thời trang.
Sưu tầm và chia sẻ